Cá mập sinh con mà không cần con đực

Một con cá mập vằn ở Australia đã bất ngờ hạ sinh ba con non mà không cần tới con đực.

Cá mập vằn Leonie (tên khoa học Stegostoma fasciatum) gặp người bạn đời của mình vào năm 1999 tại một bể cá ở Townsville, Australia. Chúng đem lòng yêu thương nhau và đã có với nhau hơn hai chục đứa con trước khi con đực bị chuyển sang nơi khác năm 2012.

Từ đó về sau, Leonie đã không có bất kỳ mối quan hệ khác giới nào. Cho tới khi điều kỳ lạ xảy ra vào đầu năm 2016, Leonie bất ngờ hạ sinh ba đứa con non.

Vì tò mò, Christine Dudgeon – nghiên cứu sinh thuộc Đại học Queensland ở Brisbane (Australia) và các đồng nghiệp đã bắt đầu đi sâu vào nghiên cứu với hi vọng tìm ra câu trả lời thỏa đáng.

Một trong ba chú cá mập con ra đời trong điều kiện không có bố.
Một trong ba chú cá mập con ra đời trong điều kiện không có bố.

Giả thiết được đặt ra là Leonie đã dự trữ tinh trùng của người bạn đời cũ và tái sử dụng nó cho quá trình thụ thai sau này. Tuy nhiên điều này nhanh chóng bị bác bỏ khi không lâu sau đó, các nhà khoa học đã thực hiện một cuộc thí nghiệm và nhận thấy rằng những con cá mập con này chỉ mang trên mình gene của mẹ chúng. Điều này có nghĩa là những đứa con này đó được ra đời trong điều kiện sinh sản vô tính.

Một vài loài động vật dị tính khác cũng có khả năng sinh sản vô tính như gà tây, rồng Komodo, rắn và cá đuối. Tuy nhiên, hầu hết những loài này đều chưa từng sinh sản theo hình thức hữu tính (tức là giao phối với con đực). Vì thế, việc Leonie tự có con mặc dù trước đó đã từng giao phối với con đực, được coi là hi hữu. Trước đây chỉ có mỗi cá đuối đại bàng và rắn khoang là có khả năng chuyển đổi từ sinh sản hữu tính sang vô tính mà thôi. Ít có trường hợp nào thực hiện điều ngược lại.

Ở cá mập, hiện tượng sinh sản vô tính có thể xảy ra khi trứng của cá thể cái được thụ tinh bởi một tế bào cận huyết. Khả năng sinh sản đơn tính có thể là cơ chế sinh tồn khi thiếu con đực nhưng nó cũng mang nhiều hạn chế như làm giảm sự đa dạng duy truyền, khả năng thích ứng kém.

Tuy nhiên, trong ngắn hạn, có thể nói đây là cách tạm thời tốt nhất để duy trì nòi giống. “Đó có thể là cơ chế chờ. Gene từ mẹ được truyền cho các con cá mập cái cho tới khi có con đực để phối giống”, Dudgeon cho hay.

Theo Trí Thức Trẻ

Comments

comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *