Tìm hiểu về loài mối

Mối là một nhóm côn trùng có họ hàng gần với gián. Mối là nhóm côn trùng có đời sống xã hội cao, chúng sống tập trung thành vương quốc sớm nhất.

Mối là một nhóm côn trùng xã hội.

Đôi khi người ta còn gọi Mối là “Kiến trắng” nhưng thật ra chúng chẳng có họ hàng gì với nhau cả (thậm chí chúng còn tấn công nhau), chúng chỉ có mối quan hệ: đều là côn trùng. Mối được phân loại như là bộ cánh đều (danh pháp khoa học: Isoptera), tuy nhiên, dựa trên chứng cứ ADN, người ta thấy có sự ủng hộ cho một giả thuyết gần 120 năm trước, nguyên thủy dựa trên hình thái học, rằng mối có quan hệ họ hàng gần gũi nhất với các loài gián ăn gỗ (chi Cryptocercus). Gần đây, điều này đã dẫn tới việc một số tác giả đề xuất rằng mối nên được phân loại lại như là một họ duy nhất, gọi làTermitidae, trong phạm vi bộ Blattodea, một bộ chứa các loài gián. Tuy nhiên, phần lớn các nhà nghiên cứu ủng hộ biện pháp ít quyết liệt hơn và coi mối vẫn là nhóm có tên gọi khoa học Isoptera, nhưng chỉ là một nhóm dưới bộ trong gián thực thụ, nhằm bảo vệ phân loại nội bộ của các loài mối.

Hoạt động: Mối là côn trùng hoạt động ẩn náu theo đàn. Trên thế giới có hơn 200 loài mối, thường thấy nhất là mối nhà và mối đất cánh đen .Trong một tộc đoàn mối, mỗi nhóm cá thể thực hiện các chức năng riêng biệt được gọi là thành phần đẳng cấp. Đàn mối chỉ tồn tại khi có đủ các thành phần đẳng cấp. Một tộc đoàn mối thường có các đẳng cấp cơ bản sau:

1. Mối vua và mối chúa

Mối vua và mối chúa

Chuyên làm nhiệm vụ sinh sản. Mỗi tộc đoàn mối thường có 1 mối Vua và 1 mối Chúa, nhưng cũng có trường hợp trong một tộc đoàn mối có đến vài mối vua hoặc vài mối chúa. Mối Hậu có đầu nhỏ, bụng to (có thể dài từ 12-15cm), bộ phận sinh dục phát triển. Mối hậu có thể sống 10 năm; lúc đầu đẻ ít trứng, sau 4 – 5 năm, bộ phận sinh dục trưởng thành, mỗi ngày có thể đẻ ra 8.000 – 10.000 trứng.

2. Mối thợ

Mối thợ

Cơ thể nhỏ, các chi phát triển, mối thợ chiếm số đông , tới 70% – 80% trong đàn mối, gánh vác tất cả các công việc trong vương quốc mối như: kiếm và chế biến thức ăn, xây tổ, làm đường, chuyển trứng, nuôi mối con, hút nước….

Mối thợ dùng đồ ăn và bùn, qua gia công kỹ lưỡng dính vào nhau để xây tổ. Có tổ mối chính và tổ mối phụ, là nơi chủ yếu để tập đoàn mối hoạt động và sinh sống. Ở Châu Phi, có loài Mối xây tổ thành gò cao trên mặt đất tới hơn 10m và rất chắc chắn tựa như pháo đài, thành lũy vậy.

3. Mối lính

Mối lính

Được phân hóa từ mối thợ và thường không đông có nhiệm vụ canh gác, đánh đuổi kẻ thù bảo vệ đàn. Cặp hàm trên của mối lính rất phát triển (là vũ khí lợi hại của chúng), có con còn có tuyến dịch hàm tiết ra chất nhũ trắng, khi đánh nhau có thể phun ra làm mê đối phương. Giác quan hai bên miện của mối lính rất phát triển, khi cần mối thợ phải cho mối lính ăn.

4. Mối cánh

Mối cánh

Đây là những cá thể sinh sản thành thục, sau khi bay phân đàn chúng cặp đôi tạo thành các tổ mối mới, độc lập với quần tộc cũ.

Vòng đời sinh trưởng của mối

Vòng đời sinh trưởng của mối

Thức ăn chủ yếu của Mối là chất cellulose của gỗ. Mối thợ có giác quan hai bên miệng kiểu nhai đặc biệt. Chất cellulose của gỗ khó tiêu hóa nhưng đường ruột của mối có một loại siêu trùng roi tiết ra dung môi có thể phân giải cellulose thành đường cung cấp cho mối.

Sự tồn tại của một tập đoàn mối dựa trên sự phối hợp thực hiện các chức năng một cách tự giác của các đẳng cấp. Chúng đảm bảo cho sự cân bằng về dinh dưỡng, năng lượng, vi khí hậu trong tổ, chống lại kẻ thù, đảm bảo duy trì nòi giống. Chính vì có tập tính này nên mối được gọi là côn trùng xã hội.

Các nhà khoa học thuộc Đại học North Carolina cùng ba trường đại học khác tại Nhật Bản lần đầu tiên chứng minh được rằng mối chúa có thể sinh sản theo cả hai hình thức hữu tính và vô tính.

Những con mối được sinh sản vô tính hếu hết đều sẽ trở thành kẻ nối nghiệp – gọi là “mối chúa thứ cấp” – sống trong tổ mối và giao phối với mối đực. Dòng mối con vô tính được sinh ra với số lượng lớn này không mang những nguy cơ bẩm sinh bởi mối chúa thứ cấp không có chứa gen nào giống với mối vua.

Nghiên cứu cho thấy mối con được sinh ra theo cách cũ giữa mối chúa sơ cấp hay mối chúa thứ cấp với mối vua hầu hết đều là thợ hoặc lính ở cả hai giới.

Tiến sĩ Ed Vargo, phó giáo sư ngành côn trùng học tại bang NC kiêm đồng tác giả của nghiên cứu, cho rằng loài mối Reticulitermes speratus sống dưới đất được nghiên cứu là côn trùng gây thiệt hại kinh tế lớn tại Nhật Bản, nó cùng một họ với các loài mối ở bắc Carolina.

Tổ mối thường được thiết lập và duy trì bởi một mối vua và một mối chúa. Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã thu thập các con mối từ nhiều tổ khác nhau ở Nhật Bản. Trong số các tổ này, mối chúa sơ cấp không có mặt nhưng lại có rất nhiều mối chúa thứ cấp. Ngược lại, hầu hết mối vua đều có ở tổ. Theo Vargo, điều này cho thấy mối vua sống thọ hơn mối chúa sơ cấp, do đó cần thiết phải có những kẻ nối dõi mối chúa giống về mặt di truyền để cai trị tổ mối.

Mối. Các nhà khoa học lần đầu tiên chứng minh được rằng mối chúa có thể sinh sản theo cả hai hình thức hữu tính và vô tính.

Phân tích di truyền của tổ mối do Vargo thực hiện cho thấy mối chúa thứ cấp có gen giống với mối chúa sơ cấp nhưng không giống bộ gen của mối vua, điều này cho thấy có sự tồn tại của sinh sản vô tính. Cùng lúc đó, mối thợ và mối lính dù là đực hay cái đều mang gen của cả mối chúa và mối vua, nghĩa là chúng được sinh sản hữu tính.

Vargo cho biết: “Việc sử dụng sinh sản như thế này rất khác thường ở côn trùng, và trước đây chưa hề được biết đến ở mối. Cách thức áp dụng cả sinh sản hữu tính và sinh sản vô tính nhằm giúp mối chúa sơ cấp tối đa hóa đầu ra, tạo điều kiện cho tổ mối phát triển lớn hơn và nhanh hơn trong khi vẫn duy trì được tính đa dạng di truyền, tránh được những nhược điểm của giao phối gần”.

Vargo dự định tiếp tục nghiên cứu bằng cách tìm hiểu các loài mối khác có hai hệ thống giao phối. Ông thêm rằng việc tìm hiểu thêm về di truyền học đứng đằng sau sinh sản có thể mang lại các phương pháp ngăn cản sinh sản ở một số vị trí nhất định trong tổ mối – ví dụ như ở loài mối chúa có hai cách sinh sản – hoặc mang lại những biện pháp loại bỏ những chức năng gen của những cá thể đảm nhận các vị trí đó.

Tốc độ siêu phàm của loài Mối.

Chớp mắt và bạn sẽ trượt mất cảnh tượng này: một con mối tầm thường Termes panamensis táp bộ hàm của nó với tốc độ vượt qua mọi cử động vận hành bằng năng lượng cơ trên trái đất.

Khi quay phim bộ hàm của mối ở mức 40.000 hình/giây, Marc Seid và Jeremy Niven ở Viện nghiên cứu nhiệt đới Smithsonian ở Panama đã cho thấy chúng đạt tốc độ 70,4 mét mỗi giây – dẫu trên một khoảng cách chỉ là 1,76 milimét.

Khi bị kẻ xâm lăng đe dọa, mối khép hai hàm với nhau bằng cách sử dụng 4 bó cơ lớn đến mức chúng lấp đầy một nửa khoảng không trong đầu con vật. Lực phát ra cực mạnh phả vào mặt kẻ xâm lược, giúp mối bảo vệ được tổ của mình trong không gian chật hẹp của cái hang.

Theo Khoa Học

Comments

comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *