Zika là loại virus lây truyền chủ yếu qua muỗi vằn (Aedes aegypti). Sở dĩ WHO cho là chủ yếu vì họ đã tìm được một số bằng chứng cho thấy, virus Zika có thể lây truyền qua đường máu, đường tình dục và từ mẹ sang con.
Bởi virus Zika được xem là yếu tố gây ra dị tật teo hộp sọ, ảnh hưởng tới sự phát triển não của thai nhi hoặc trẻ sơ sinh, thậm chí khiến thai nhi chết trong bụng mẹ nên virus Zika trở thành hết sức nguy hiểm đối với những phụ nữ đang có thai hoặc dự tính có thai.
Loại virus này đang lây lan chóng mặt trên khắp thế giới, Tổ chức Y tế thế giới WHO đã phải ban hành tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh này
Biến chứng hay gặp nhất ở virus Zika là tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh do người mẹ bị nhiễm virus trong quá trình mang thai (Tại Brazil đã ghi nhận khoảng 4.000 ca mắc tật đầu nhỏ, trong đó ít nhất 40 trường hợp tử vong) và biến chứng thứ hai là gây hội chứng viêm đa rễ dây thần kinh Guillain-Barré, gây ra hiện tượng yếu cơ ở tay và chân, ngứa ran ở tay, chân
Tính đến ngày 15/03/2016, các quốc gia được báo cáo có virus Zika như sau:
America (31) – Aruba, Bonaire, Barbados, Bolivia, Brazil, Colombia, Costa Rica, Curacao, Dominican Republic, Ecuador, Salvador, Guyana, Guadeloupe, Guatemala, French Guiana, Haiti, Honduras, Jamaica, Martinique, Mexico, Nicaragua, Panama, Paraguay, Puerto Rico, Saint-Martin, Sint Maarten, Saint Vincent and the Grenadines, Surinam, Virgin Islands, Venezuela, Trinidad and Tobago
Oceania (6) – Samoa, American Samoa, Solomon Islands, Marshall Islands, Tonga, Vanuatu
Asia (2) – Maldives, Thailand
Africa (1) – Cape Verde
Không chỉ Việt Nam, các quốc gia Ðông Nam Á như Singapore, Thái Lan, Malaysia, Philippines và Indonesia cũng bị virus Zika đe dọa.
Tại Việt Nam hiện có nguy cơ về bùng phát dịch bệnh do virus Zika vì mật độ muỗi Aedes ở trong nước truyền sốt xuất huyết tương đối cao, người dân chưa có miễn dịch và hiện nhiều nước xung quanh như Thái Lan, Đài Loan, Úc đã ghi nhận các trường hợp mắc dịch nên nguy cơ xâm nhập Zika vào Việt Nam là rất lớn.
Bệnh do virus Zika chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và văcxin, do đó biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là hạn chế sự lây truyền của virus qua việc diệt muỗi, ổ chứa muỗi và loăng quăng (bọ gậy).
Do chưa có vaccine ngừa virus Zika cũng như chưa có thuốc điều trị nên cách phòng ngừa duy nhất là đừng để muỗi chích.
Gần đây, một số quốc gia đã áp dụng một số biện pháp về kiểm soát, phòng chống Zika. Một trong các quốc gia đó là Trung quốc, với các thông báo được cập nhật như sau:
(http://www.aqsiq.gov.cn/zjxw/zjxw/zjftpxw/201603/t20160304_462176.htm )
Theo thông báo ngày 04/03/2016 của AQSIQ (The General Administration of Quality Supervision, Inspection and Quarantine of the People’s Republic of China – Cục quản lý giám sát chất lượng quốc gia của Trung Quốc) về việc phối hợp về phòng chống và kiểm soát virus Zika bùng phát virus vào Trung Quốc, gồm một số thông tin sau:
– Trung Quốc đại lục đã xuất hiện 10 trường hợp nhiễm bệnh, trong khi Đài Loan cũng đã có báo cáo một trường hợp nhiễm bệnh. Từ tháng 12 năm 2015, AQSIQ cũng đã ban hành một báo cáo về việc ngăn chặn dịch bệnh virus Zika.
– Trước tình hình diễn biến của bệnh dịch, để tiến một bước xa hơn trong việc phòng chống và ngăn chặn dịch bệnh, căn cứ vào luật kiểm dịch y tế của Trung Quốc và các quy chế thực hiện khác, dưới đây là 1 sô thông báo như sau:
- Tại các nơi giao thông công cộng cũng như container của các quốc gia và khu vực phải áp dụng các biện pháp diệt trừ muỗi hiệu quả. Đối với trường hợp chưa áp dụng các biện pháp xử lí muỗi, phải lập tức giám sát việc thực hiện điều trị chống muỗi. Các cơ quan thanh tra và kiểm dịch cần thực hiện kiểm dịch nghiêm ngặt đối với các phương tiện giao thông, hàng hóa, hành lí, container, bưu kiện, vv..
- Cảng vụ hàng hải cần có các biện pháp diệt trừ, phá bỏ nơi sinh sản của muỗi, làm giảm mật độ của muỗi. Các cơ quan Thanh tra kiểm dịch và xuất nhập cảnh cần tăng cường công tác y tế giám sát tại cảng khẩu để phòng chống bệnh do virus Zika và các bệnh truyền nhiễm khác.
Trở lại với Việt Nam, một số khảo sát về muỗi vằn còn chỉ ra nhiều yếu tố đáng ngại khác. Chẳng hạn loại muỗi vằn có khả năng kháng thuốc diệt muỗi đang gia tăng.
Năm ngoái, Viện Vệ Sinh Dịch Tễ Việt Nam đã thực hiện một cuộc khảo sát các loại muỗi vằn trong tự nhiên và tìm thấy 0.24% cá thể dương tính với Zika, 0.12% cá thể dương tính với Dengue (một loại virus gây sốt xuất huyết với tỷ lệ tử vong rất cao) và không có cá thể nào dương tính với Chikungunya (loại virus gây sốt cao, gây đau nhức dữ dội ở các khớp tay, chân).
Dựa trên kết quả nghiên cứu vừa kể, Tháng Mười năm ngoái, Cục Y Tế Dự Phòng – cơ quan phòng ngừa dịch bệnh của Bộ Y Tế Việt Nam cảnh báo, virus Zika đang lưu hành trong muỗi vằn tự nhiên, đặc biệt là tại Sài Gòn. Dân chúng, nhất là phụ nữ có thai và dự tính có thai nên thực hiện tốt các biện pháp phòng-tránh muỗi đốt.
Vào thời điểm vừa kể, Sở Y Tế Sài Gòn công bố kết quả một cuộc khảo sát khác về mật độ muỗi và cho thấy nguy cơ bị mắc các bệnh truyền nhiễm do muỗi đốt, trong đó có Zika, đặc biệt cao tại Bình Chánh (98%), Thủ Ðức (70%), Hóc Môn (53%). Kế đó là các quận: 8, Tân Bình, Tân Phú.
Liên quan đến virus Zika, cũng vào cuối năm ngoái, Bác Sĩ Trần Ðắc Phu, cục trưởng Cục Y Tế Dự Phòng, xác nhận tại huyện Krong Buk, tỉnh Ðắk Lắk, có một ca mang những dấu hiệu đặc trưng của dị tật teo hộp sọ (đầu nhỏ) do nhiễm virus Zika.
Theo Bác Sĩ Phu thì những kết quả xét nghiệm sơ bộ cho thấy cả người mẹ lẫn đứa trẻ sơ sinh đều bị nhiễm virus Zika. Sau Thái Lan, Việt Nam là quốc gia thứ hai ở Châu Á có trẻ sơ sinh bị dị tật đầu nhỏ do virus Zika gây ra.
Biện pháp phòng chống virus Zika
Bệnh do virus Zika chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và văcxin, do đó biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là hạn chế sự lây truyền của virus qua việc diệt muỗi, ổ chứa muỗi và bọ gậy. Bộ Y tế khuyến cáo người dân nên thực hiện các biện pháp sau:
– Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng
– Hàng tuần diệt loăng quăng bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ. Lật úp các dụng cụ không chứa nước. Thay nước bình hoa. Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.
– Hàng tuần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp xe cũ, hốc tre, bẹ lá…
– Ngủ màn, mặc quần áo dài để tránh bị muỗi đốt, ngay cả ban ngày.
– Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất diệt muỗi để phòng chống dịch.
– Khi bị sốt hãy đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý chữa trị tại nhà.
BIOCARE là nhà cung cấp dịch vụ xử lý và kiểm soát côn trùng chuyên nghiệp uy tín hàng đầu tại Việt Nam với 15 năm kinh nghiệm. BIOCARE đã và đang cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp cho các doanh nghiệp, bệnh viện, trường học, nhà xưởng, xí nghiệp, các cơ quan hành chính….. trong việc kiểm soát côn trùng như muỗi, ruồi, kiến gián, chuột, mối,… tại nhà xưởng, văn phòng làm việc, nhà ở.
BIOCARE cam kết với những giải pháp cùng chế phẩm đặt hiệu sẽ đáp ứng một cách hiệu quả nhất những yêu cầu khắc khe của khách hàng nhằm mang lại môi trường sống và làm việc của khách hàng luôn được an toàn hiệu quả.
Hãy liên hệ với chúng tôi:
CÔNG TY TNHH BẢO DƯỠNG SINH HỌC
401A DƯƠNG QUẢNG HÀM, PHƯỜNG 7, QUẬN GÒ VẤP, TPHCM
Mobile: 090 727 5678 – Email: sales@biocare.vn